Những chứng bệnh có thể dẫn đến hôi miệng

Một số chứng bệnh gây hôi miệng cho đôi khi lại từ một chứng bệnh khác gây ra. Vậy những căn bệnh nào có thể dẫn đến chứng hoi mieng khó chịu này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

Hôi miệng xuất phát từ răng – miệng

Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi gốc sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein bởi các vi sinh vật ở miệng thường xảy ra ở một số trường hợp như:

Nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng…


Răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây bệnh.

Mảng vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.

Miệng khô khi nước bọt giảm nhiều. Nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt, trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi pH trong miệng. Khi tính axit miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: tuyến nước bọt kém hoạt động, liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số 7), thở bằng miệng do nghẹt mũi hay do thói quen, ở người cao tuổi, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, bệnh thần kinh, sau xạ trị ung thư vùng đầu mặt cổ…

Hoi mieng do các bệnh lý về hệ thống hô hấp

Những bệnh như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng, đặc biệt viêm xoang do răng gây hơi thở hôi rất nhiều, thậm chí gây khó chịu cho người xung quanh khi đến gần. Bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, ung thư, u nhú cũng gây hơi thở hôi.

Dị vật mũi nhất là trẻ em nhỏ gây hơi thở hôi hoặc hôi mũi một bên. Viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi. Bệnh lý này thường gây cảm giác hôi khi bệnh nhân hỉnh mũi hay nhướng mũi làm các tuyến bả ở cửa mũi hoặc ở cánh mũi hở ra làm có mũi hôi. Hiếm khi người xung quanh ngửi thấy mùi hôi này.

Viêm họng hạt cấp, mãn tính. Viêm amidan một hoặc hai bên. Nhất là dạng viêm amidan hốc mủ mạn tính. Ung thư họng – hạ họng.

Bệnh từ phổi, thực quản – dạ dày, gan mật, đường ruột như viêm nhiễm, trào ngược dịch vị, ung thư cũng gây hơi thở hôi.

Các bệnh mãn tính gây ra hôi miệng

Suy gan, suy thận, tiểu đường, lao phổi, AIDS gây hoi mieng nhiều.
Một số người bị tâm lý tự ti cũng có thể khiến hôi miệng

Nghĩ mình bị hôi miệng dẫn đến thay đổi hành vi, thái độ khi giao tiếp (che miệng, quay mặt đi, nhai kẹo liên tục, xịt thuốc vào miệng…) làm cho nhiều người chú ý đến động thái kỳ lạ của mình, mặc dù thật sự họ không bị hôi miệng hay không có mùi hôi trên cơ thể.

Cùng chủ đề

Không có nhận xét nào:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

0 nhận xét:

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Chi nhánh phân phối

  • Hà Nội : Số 18 Ngõ 35 Cát Linh - Đống Đa
                     Tell: 0981.121.228 - 0981.121.339 - 0981.339.928
  • Cơ sở 2 : Số 456 Ngô Gia Tự - Long Biên
                     Tell: 0981.339.882 - 0981.339.883
  • Cơ sở 3 : Số 6 Ngõ 29 – Dịch vọng – Cầu Giấy
                     Tell: 0977.934.800
  • Hồ Chí Minh : 148 Bùi Thị Xuân - Phường 2 - Q.Tân Bình
                     Tell: 0969 281 190 - 0932 862 662
  • Các tỉnh khác : Gửi hàng sau 1-2 ngày nhận hàng mới phải thanh toán
                     Tell: 0936.325.955 - 0969.113.821 - 0961.132.865
  • Mua hàng số lượng lớn liên hệ 
                     Tell: 0915 916 523
  • Ngoài thời gian (8h-21h30) xin vui lòng đặt hàng online trên website. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sáng ngày hôm sau.

Đặt hàng sản phẩm

Tên

Email *


Yêu cầu đặt hàng *

Cảm nhận KH